0938.064.599

365bet de | Sòng bạc trực tuyến có uy tín

Codcerin E

Thuốc Codcerin E có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng xổ mũi, nhầy mũi, xung huyết mũi do các bệnh như cảm cúm, viêm phế quản hay viêm thanh quản hay một số bệnh về đường hô hấp khác.

Thuốc còn được sử dụng kết hợp với các thuốc giảm ho, kháng histamine..trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp. Thuốc Guaifenesin là thuốc long đờm có tác dụng giúp loại bỏ các chất nhầy (thường được gọi là đờm) ở đường hô hấp, giúp đường hô hấp sạch và trơn láng hơn, làm giảm tắc nghẽn đường hô hấp giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.

 

  • Mô tả

Mô tả

Thành phần: Mỗi viên nang mềm Codcerin E chứa:

Codein phosphat ………………………………………. 10 mg

Guaifenesin ……………………………………………… 50 mg

Clorpheniramin maleat …………………………………. 2 mg

Tá dược vừa đủ ………………………………………….1 viên

Tá dược gồm có: dầu đậu nành, Lecithin, sáp ong trắng, dầu dừa, Gelatin, Glycerin, Sorbitol, Nipazin, Nipasol, Titandioxyd, màu đỏ, nước tinh khiết.

Chỉ định:

– Điều trị triệu chứng ho do các nguyên nhân khác nhau như viêm phế quản có tiết đờm, viêm họng, viêm phổi, viêm thanh quản, ho do kích ứng và dị ứng.

Chống chỉ định:

– Không dùng điều trị ho cho người bị hen, suy hô hấp.

– Không dùng cho người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

– Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

– Glocom góc hẹp.

– Tắc cổ bàng quang.

Thận trọng:

– Cân nhắc khi dùng cho bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn chức năng thượng thận, phì đại tiền liệt tuyến.

– Thuốc có khả năng ảnh hưởng tới khả năng lái xe hoặc vận hành máy. Cần tránh du2g cho người đang lái xe hoặc đang điều khiển máy móc.

– Trẻ em dưới 6 tuổi.

Tác dụng phụ:

– Liên quan đến Cadein phosphat:

Thường gặp, ADR > 1/100

Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, khát và có cảm giác khác lạ.

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, táo bón.

Tiết niệu: bí đái, đái ít.

Tim mạch: mạch nhanh, mạch chậm, hòi hộp, yếu mệt, hạ huyết áp thể đứng.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Phản ứng dị ứng: ngứa, mày đay.

Thần kinh: suy hô hấp, an dịu, sảng khoái, bồn chồn.

Tiêu hóa: đau dạ dày, co thắt ống mật.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Dị ứng: phản ứng phản vệ.

Thần kinh: ảo giác, mất phương hướng, rối loạn thị giác, co giật.

Tim mạch: Suy tuần hoàn.

Loại khác: Đỏ mặt, toát mồ hôi, mệt mỏi.

Nghiện thuốc: Dùng codein trong thời gian dài với liều từ 240-540 mg/ngày có thể gây nghiện thuốc. Các biệu hiện thường gặp khi thiếu thuốc là bồn chồn, run, co giật cơ, toát mồ hôi, chảy nước mũi. Có thể gây lệ thuộc thuốc về tâm lý, về thân thể và gây quen thuốc.

Liên quan đến Guaifenesin:

Đôi khi gây kích ứng dạ dày, ruột, dùng liều lớn có thể gây nôn và nôn.

Liên quan tới Clorpheniramin maleat:

– Tác dụng an thần rất khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, khô miệng, chóng mặt và gây kích thích xảy ra khi điều trị ngắt quãng. Tuy nhiên hầu hết người bệnh chịu đựng được các phản ứng phụ khi điều trị liên tục, đặc biệt nếu tăng liều từ từ.

– Thường gặp, ADR > 1/100

Hệ TLTW: ngủ gà, an thần.

Tiêu hóa: khô miệng.

– Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Chóng mặt.

Tiêu hóa: buồn nôn.

Nhận xét: Tác dụng phụ chống tiết acetylcholin trên TKTW và tác dụng chống tiết acetylcholin ở người nhạy cảm (người bị bệnh glocom, phì đại tuyến tiền liệt và những tình trạng dễ nhạy cảm khác), có thể nghiêm trọng. Tần suât của các phản ứng này khó ước tính do thiếu thông tin.

Ghi chú:  Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Liều dùng và cách dùng:

– Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: Uống 1 – 2 viên/lần x 3 lần/ngày. Không dùng quá 7 ngày liên tiếp.

– Trẻ em từ 2-6 tuổi dùng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.